Thuật ngữ
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z | ||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
||||||||||||
phòng thông gió (airlocks) Phòng thông gió là lối đi hoặc hành lang thông gió ngăn cách nhà vệ sinh hoặc khu giặt đồ với khu vực chuẩn bị thực phẩm. Thường được trang bị các cửa tự đóng lại nhằm tách biệt các khu vực này để ngăn ngừa sự cố ô nhiễm thực phẩm. |
||||||||||||
chất gây dị ứng (allergen) Chất gây dị ứng là một chất có trong một số thực phẩm có thể gây bệnh, hoặc thậm chí gây tử vong trong trường hợp nghiêm trọng, khi nó tiếp xúc với da hoặc khi người bị dị ứng với chất đó ăn vào. |
||||||||||||
sốc phản vệ (anaphylaxis) Sốc phản vệ là dạng phản ứng dị ứng nghiêm trọng nhất và có khả năng đe dọa tính mạng. Nó phải được điều trị như một trường hợp cấp cứu y tế. |
||||||||||||
vi khuẩn (bacteria) Vi khuẩn là một loại vi sinh vật có thể tìm thấy trong đất, trên động vật, trên người và trên những thứ con người chạm vào và sử dụng. Nếu thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn, nó có thể gây ngộ độc thực phẩm nếu ăn phải. Tiêu thụ thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến nhất gây ngộ độc thực phẩm. |
||||||||||||
nồi hấp cách thủy (bain-maries) Nồi hấp cách thủy là một thiết bị được sử dụng để giữ nhiệt độ thực phẩm trong một khoảng thời gian. Thông thường, một nồi hấp cách thủy được sử dụng để giữ thức ăn nóng ở 60 ° C hoặc cao hơn, nhưng cũng có thể được sử dụng để làm tan chảy các nguyên liệu để nấu ăn. |
||||||||||||
hiệu chỉnh (calibrate) Quá trình điều chỉnh để đảm bảo nhiệt kế của bạn đọc chính xác được gọi là hiệu chỉnh. Để hiệu chỉnh nhiệt kế chỉ mất vài phút và rất cần thiết cho các thực hành kinh doanh tốt. Điều quan trọng là nhiệt kế phải được hiệu chỉnh bởi vì nếu nó bị sai dù chỉ một hoặc hai độ, nó có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của thực phẩm. Hãy chắc chắn rằng bạn biết cách hiệu chỉnh nhiệt kế của mình. |
||||||||||||
mối nguy hóa học (chemical hazard) Một mối nguy hóa học trong thực phẩm là khi thực phẩm bị nhiễm bẩn bởi các hóa chất không an toàn để tiêu thụ, chẳng hạn như hóa chất tẩy rửa, hoặc do độc tố tự nhiên, ví dụ như hóa chất làm cho khoai tây bị xanh. |
||||||||||||
làm sạch (cleaning) Làm sạch bao gồm loại bỏ dầu mỡ, thực phẩm, bụi, vết bẩn, mùi vị từ các bề mặt chuẩn bị thực phẩm và thiết bị. |
||||||||||||
kho lạnh (cold storage) Kho lạnh phải giữ tất cả thực phẩm được lưu trữ bên trong dưới 5 ºC. Trong khi chưa vận chuyển, chưa chuẩn bị, chưa nấu hoặc mang ra phục vụ, tất cả các loại thực phẩm có rủi ro cao phải được giữ trong kho lạnh. |
||||||||||||
chất tẩy rửa (detergent) Chất tẩy rửa tương tự như xà phòng và được sử dụng để rửa các bề mặt chuẩn bị thực phẩm và thiết bị để loại bỏ dầu mỡ, bụi và cáu bẩn trên bề mặt. Nó chỉ loại bỏ một số vi khuẩn bề mặt và không giết chết vi khuẩn. |
||||||||||||
thuốc khử trùng (disinfectant) Thuốc khử trùng là một hóa chất được sử dụng để tiêu diệt vi sinh vật trên các bề mặt như nhà vệ sinh và sàn nhà tắm. Chúng không phải là hóa chất an toàn thực phẩm và không nên sử dụng thay thế cho thuốc sát trùng. |
||||||||||||
bảo quản khô (dry storage) Bảo quản khô dành cho các loại thực phẩm có rủi ro thấp, không cần phải giữ dưới 5 ºC để giữ an toàn hoặc tươi. Đây là thực phẩm như bột mì, ngũ cốc, thực phẩm đóng hộp và đường. Mặc dù bảo quản khô là dành cho thực phẩm có rủi ro thấp, những thực phẩm này vẫn phải được niêm kín và dán nhãn thích hợp. |
||||||||||||
vào trước- ra trước (first in-first out) Luân chuyển hàng hóa tốt là điều cần thiết trong một doanh nghiệp thực phẩm. Các sản phẩm đã lưu trữ lâu sẽ có thời gian còn sử dụng được ngắn hơn và nên được sử dụng trước các sản phẩm mới hơn. Ví dụ, sữa có ngày sử dụng là 14/11 nên được sử dụng trước sữa có ngày sử dụng là 20/11. |
||||||||||||
nhiễm bẩn thực phẩm (food contamination) Nhiễm bẩn thực phẩm xảy ra khi trong thực phẩm có một thứ gì đó không nên có. Nó có thể gây hại. |
||||||||||||
người xử lý thực phẩm (food handler) Một người xử lý thực phẩm là bất cứ ai tham gia vào bất kỳ hoạt động nào liên quan đến thực phẩm. |
||||||||||||
không dung nạp thực phẩm (food intolerance) Không dung nạp thực phẩm là một phản ứng mà một số người gặp phải sau khi ăn hoặc uống một số thực phẩm. |
||||||||||||
ngộ độc thực phẩm (food poisoning) Ngộ độc thực phẩm là bệnh gây ra do ăn thực phẩm bị ô nhiễm. Nguyên nhân phổ biến nhất gây ngộ độc thực phẩm là ăn thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn có hại. Các triệu chứng thường gặp bao gồm tiêu chảy, co thắt dạ dày, buồn nôn, ói mửa và sốt. Ngộ độc thực phẩm có thể rất nghiêm trọng và thậm chí có thể gây tử vong. |
||||||||||||
an toàn thực phẩm (food safety) An toàn thực phẩm là bảo đảm thực phẩm an toàn để ăn |
||||||||||||
hư hỏng thực phẩm (food spoilage) Hư hỏng thực phẩm là một thay đổi không thể chấp nhận được trong thực phẩm. Thực phẩm sẽ có dấu hiệu thoái hóa rõ rệt với những thay đổi về màu sắc và kết cấu, mùi vị khó chịu. Thực phẩm này không còn phù hợp để tiêu thụ. Hư hỏng thực phẩm là một quá trình tự nhiên đối với các thực phẩm có thể hư hỏng, điều này có thể xảy ra nhanh hơn nếu thực phẩm bị hư hại và không được bảo quản đúng cách. |
||||||||||||
viêm dạ dày ruột (gastroenteritis) Viêm dạ dày ruột là tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng dạ dày và ruột thường do tiêu thụ vi sinh vật gây hại. Nó thường được gọi là con sâu trong bụng |
||||||||||||
gluten (gluten) Glu-ten là một loại đạm (protein) được tìm thấy trong một số loại ngũ cốc, chẳng hạn như lúa mì, lúa mạch, yến mạch và lúa mạch đen. Do đó, nó cũng được tìm thấy trong các thực phẩm được làm bằng các sản phẩm này, chẳng hạn như mì ống hoặc bánh mì làm bằng bột mì. Những người mắc bệnh ce-li-ac có thể có phản ứng xấu nếu họ ăn thực phẩm có chứa glu-ten. |
||||||||||||
vi sinh vật (microorganism) Vi sinh vật là những sinh vật sống rất nhỏ chỉ có thể nhìn thấy dưới kính hiển vi và bao gồm vi khuẩn, vi rút và một số loại nấm. |
||||||||||||
vệ sinh cá nhân (personal hygiene) Vệ sinh cá nhân tốt có nghĩa là đảm bảo rằng bạn, quần áo và phụ kiện của bạn sạch sẽ. Vệ sinh cá nhân là rất quan trọng vì nó giúp ngăn ngừa ô nhiễm thực phẩm từ tay, quần áo, đồ trang sức, móng tay và các vật dụng cá nhân khác. Rửa tay thường xuyên và kỹ lưỡng là một yếu tố quan trọng của vệ sinh cá nhân. Vệ sinh cá nhân tốt cũng có nghĩa là không làm việc xung quanh thực phẩm khi bạn bị bệnh. |
||||||||||||
côn trùng (pests) Côn trùng là sinh vật không mong muốn trong cơ sở thực phẩm. Côn trùng phải được giữ ngoài khu vực chuẩn bị thực phẩm vì chúng có thể lây lan vi trùng và làm hỏng thực phẩm lưu trữ và thiết bị. Các côn trùng phổ biến trong các khu vực chuẩn bị thực phẩm bao gồm chuột, ruồi, kiến và gián. Giữ cho khu vực chuẩn bị thực phẩm sạch sẽ giúp ngăn ngừa côn trùng. |
||||||||||||
mối nguy vật lý (physical hazard) Một mối nguy vật lý là khi tìm thấy trong thực phẩm hiện diện một vật không ăn được không nên có và điều đó có thể gây ra tổn hại về thể chất nếu ăn vào. Ví dụ về các mối nguy vật lý bao gồm các vật nhựa, thủy tinh và băng vết thương. |
||||||||||||
thực phẩm chế biến (prepared food) Thực phẩm chế biến là thực phẩm đã qua một số khâu chuẩn bị, chẳng hạn như cắt, trộn hoặc nấu, để sử dụng sau. Ví dụ, rau cắt nhỏ được lưu trữ để sử dụng sau này trong món súp là thực phẩm chế biến. |
||||||||||||
thực phẩm sống (raw food) Thực phẩm sống là thực phẩm chưa nấu. Thông thường thực phẩm sống là thực phẩm không an toàn để ăn sống và chỉ có thể ăn được khi nó đã được nấu, chẳng hạn như thịt và thịt gà sống. Trong trường hợp này, thực phẩm sống không nên được xử lý theo cách có thể gây nhiễm bẩn cho thực phẩm đã nấu và thực phẩm ăn liền. |
||||||||||||
thực phẩm ăn liền (ready-to-eat foods) Thực phẩm ăn liền là thức ăn có thể ăn được ngay như khi chúng được bán; nghĩa là, không cần chuẩn bị gì thêm, như là đun nóng lên để tiêu diệt vi khuẩn có hại. |
||||||||||||
thu hồi (recall) Việc thu hồi thực phẩm là khi một cơ quan có thẩm quyền, chẳng hạn như Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh, quyết định rằng thực phẩm đó không an toàn để bán và cần phải thu hồi từ khắp chuỗi cung ứng thực phẩm. Nếu nơi kinh doanh thực phẩm mà bạn đang làm việc có liên quan đến việc thu hồi thực phẩm, điều quan trọng là phải tuân thủ cẩn thận các hướng dẫn để loại bỏ thực phẩm đó ra khỏi việc kinh doanh. |
||||||||||||
sát trùng (sanitise) Sát trùng có nghĩa là tiêu diệt vi sinh vật, giảm số lượng vi khuẩn trên một bề mặt xuống mức an toàn. Điều này thường đạt được bằng cách sử dụng cả nhiệt và nước hoặc bằng các hóa chất sát trùng cụ thể trong quá trình làm sạch. Sát trùng được thực hiện sau khi làm sạch. |
||||||||||||
thuốc sát trùng (sanitiser) Thuốc sát trùng là một hóa chất tẩy rửa và / hoặc nước nóng được sử dụng để tiêu diệt vi khuẩn trên các bề mặt chuẩn bị thực phẩm và thiết bị hoặc giảm chúng đến mức an toàn. Thuốc sát trùng được sử dụng cho bề mặt chuẩn bị thực phẩm và thiết bị phải an toàn cho thực phẩm. |
||||||||||||
tự phục vụ (self-service) Tự phục vụ là nói đến các tình huống khi khách hàng tự phục vụ thức ăn cho họ từ một khu vực trung tâm, chẳng hạn như một cách sắp xếp theo kiểu tự chọn. |
||||||||||||
vùng nhiệt độ nguy hiểm (temperature danger zone) Nhiệt độ thực phẩm nằm trong khoảng từ 5 ° C đến 60 ° C được gọi là vùng nhiệt độ nguy hiểm vì vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm có thể phát triển nhanh chóng ở những nhiệt độ đó. |
||||||||||||
nhiệt kế (thermometer) Nhiệt kế là một dụng cụ dùng để đo nhiệt độ của một thứ gì đó, để xem thứ đó nóng hay lạnh như thế nào. Khi đo nhiệt độ của thực phẩm, nên sử dụng nhiệt kế đầu dò, với sai số đo được hiệu chỉnh ít hơn 1 ºC, để đảm bảo các số đo là chính xác. |
||||||||||||
chất độc (toxin) Một chất độc là một chất gây ra độc tố được sản xuất bởi các sinh vật sống như vi khuẩn. Nếu thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn, chất độc có thể làm cho việc ăn thực phẩm không an toàn và gây ra bệnh. |
||||||||||||
chất gây dị ứng không khai báo (undeclared allergen) Trách nhiệm của một nhà cung cấp thực phẩm, ví dụ: nhà nhập khẩu, nhà sản xuất, nhà bán lẻ và nhà cung cấp dịch vụ, là phải khai báo chất gây dị ứng trên nhãn thực phẩm, hiển thị thông tin về các chất gây dị ứng bên cạnh thực phẩm được bán nếu thực phẩm không được đóng gói và cung cấp thông tin về chất gây dị ứng trong thực phẩm nếu khách hàng yêu cầu. Một chất gây dị ứng không được khai báo có nghĩa là thông tin này không được ghi trên nhãn hoặc không được thông báo bởi người xử lý thực phẩm. Nếu điều này xảy ra, một người bị dị ứng với chất không được khai báo có thể bị tổn thương nếu ăn loại thực phẩm này. |
||||||||||||
không an toàn (unsafe) Thực phẩm được cho là không an toàn khi gây ra tác hại vật lý sau khi tiêu thụ. Tuy nhiên, thực phẩm không được coi là không an toàn nếu bản chất vốn có của nó chỉ gây ra phản ứng bất lợi ở những người bị dị ứng hoặc nhạy cảm, mà không phổ biến đối với đa số người. |
||||||||||||
không phù hợp (unsuitable) Thực phẩm không phù hợp là thực phẩm bị hư hại, xuống cấp hoặc hư hỏng một phần làm ảnh hưởng đến việc sử dụng thực phẩm khi cần đến. |
||||||||||||
người dễ bị tổn thương (vulnerable people) Những người dễ bị tổn thương là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người già và những người mắc bệnh như ung thư. Họ dễ bị tổn thương bởi vì họ có nguy cơ cao phát triển các triệu chứng và biến chứng nghiêm trọng nếu họ trở nên không ổn với bệnh có nguồn gốc từ thực phẩm. |
||||||||||||
băng vết thương không thấm nước (waterproof bandage) Nên sử dụng băng không thấm nước có màu sáng chói cho vết cắt và vết thương trên một bộ phận cơ thể có thể tiếp xúc với thực phẩm hoặc bề mặt chuẩn bị thực phẩm hoặc thiết bị. Điều này sẽ đảm bảo che phủ vết cắt hoặc vết thương và nếu băng vô tình rơi vào thức ăn, nó sẽ dễ nhìn hơn nhiều so với băng dán có màu giống màu da hoặc trong suốt. |